Tìm hiểu kiến trúc ấn tượng của tháp Bà Ponagar

Cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva..

Lịch sử hình thành tháp Bà Ponagar

Tháp Ponagar còn gọi là Tháp Bà nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Thời điểm tháp được xây dựng cũng là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) hưng thịnh nhất tại vương quốc Chămpa cổ.

Tương truyền, nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu là vị tiên giáng trần, đã có công dạy nhân dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải… Công đức của Thánh Mẫu luôn được người dân Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ghi ơn.

Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay..

Kiến trúc tháp

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tổng thể kiến trúc của tháp Bà có 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất là ngôi tháp cổng nay không còn nữa. Tầng giữa là nhà khách, nhà tĩnh tâm dành cho khách nghỉ ngơi, sửa soạn trang phục, chuẩn bị lễ vật và các nghi thức trước khi hành lễ. Hiện còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác.

Tầng trên cùng là nơi 4 ngọn tháp tọa lạc, những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, hoàn toàn xây bằng gạch, không có chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu.

Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử…

Tháp chính cao khoảng 23 m, thờ nữ thần Po Nagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở bốn góc có 4 tháp nhỏ. Trước đây tượng nữ thần được tạc bằng vàng và gỗ trầm hương.

Các vị thần khác được thờ tại đây

Ngoài tháp chính thờ nữ thần Ponagar còn có các tháp khác bên cạnh thờ thần Shiva, thần Sanhaka, Ganeka. Tháp nhỏ thờ thần Ganeka, con của Shiva. Bên trong tháp không có tượng thờ mà chỉ đặt một linh vật hình trụ bằng đá – Linga. Theo sử thi ghi chép trong kinh Veda giai đoạn Brahmana (Độc thần) thì biểu tượng Linga có 3 phần tượng trưng cho 3 đấng siêu nhiên: Brahma, Vishnu, Shiva.

Phần đế hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần trụ hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, phần trụ tròn tượng trưng cho Shiva. Ba thực thể này kết hợp sáng tạo ra thế giới, Vishnu tính thiện, Shiva có nét độc ác và Brahma là gốc để cân bằng giữa Vishnu và Shiva.

Lễ hội tháp Bà

Để hiểu sâu sắc về tinh thần khu di tích tháp Ponagar  bạn nên tìm hiểu qua kinh Veda và thời kỳ Bà – la – môn giáo. Đặc biệt là 6 giáo phái chính thống của Bà – la – môn giáo thừa nhận sự tồn tại của Brahman.

Đến với tháp Bà Ponagar vào khoảng cuối tháng 3 Âm lịch bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội tháp Bà (từ 21 đến 23/3 lịch Âm). Đây là thời điểm thích hợp nhất để tìm hiểu về Ponagar cũng như hòa mình vào các hoạt động văn hóa của người dân địa phương.